' Công ty cầu trục HNC cranes - cầu trục uy tín nhất - L.H:0985.789.247

Sơ đồ tổ chức

công ty cầu trục
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CẦU TRỤC HNC CRANES

Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần kgcranes.com.vn

1 – BAN GIÁM ĐỐC
Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
2 – PHÒNG KINH DOANH
2.1 Chức năng: 
Tham mưu, giúp Ban giám đốc các công việc liên quan đến việc triển khai thực hiện chỉ tiêu doanh số, phát triển thị trường, công tác điều độ sản xuất  và công tác cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kinh doanh
2.2 Nhiệm vụ
A – Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường công ty cầu trục
– Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển thị trường nhằm mở rộng thị trường, tăng thị phần và doanh thu cho công ty.
– Tổ chức thực hiện việc nghiên cứu thị trường, phân tích, dự báo và nắm bắt các nhu cầu của khách hàng, xác định các chủng loại mặt hàng cần ưu tiên để chủ động đề xuất phương án kinh doanh và mở rộng thị trường.
– Tổng hợp và phân tích các thông tin thị trường thu thập được, lập báo cáo phân tích thông tin thị trường trình Ban Giám đốc công ty cầu trục 
– Đề xuất chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển thị trường.
– Thu thập thông tin về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để kịp thời điều chỉnh chính sách kinh doanh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cho công ty.
– Tổ chức phân chia khối thị trường hợp lý, khoa học công ty cầu trục
– Tổ chức thu thập, phân tích thông tin về các nhóm đối tượng khách hàng, nhu cầu hàng hóa, đặc điểm thanh toán, sức mua hàng để có hướng tiếp cận hợp lý. Lưu trữ các thông tin khách hàng (tên khách hàng, điện thoại, địa chỉ, mặt hàng thường xuyên mua,v.v.) để nắm rõ tập quán tiêu dùng / tập quán mua hàng của khách hàng.
– Thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về chính sách bán hàng của công ty.
– Nghiên cứu, xây dựng chính sách bán hàng công ty cầu trục
– Xây dựng chính sách đối với nhân viên thị trường nhằm khuyến khích, thúc đẩy nhân viên thị trường như: xăng xe, điện thoại, công tác phí và chiết khấu hoa hồng

B – Công tác bán hàng và quản lý công nợ
– Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm trình Ban Giám đốc phê duyệt để công ty có kế hoạch chuẩn bị tài chính, nguồn lực và phương án sản xuất phù hợp. Xây dựng kế hoạch bán hàng tháng, quý, năm.
– Tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. Đánh giá sức mua và khả năng thanh toán của các khách hàng trước khi đưa ra quyết định tiếp nhận đơn hàng. Thực hiện đàm phán với khách hàng về giá cả, chủng loại hàng hóa, thời hạn giao hàng, điều khoản thanh toán, v.v. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế.
– Đề xuất với Ban Lãnh đạo về nội dung và các chương trình làm việc với các đối tác, khách hàng. Đề xuất chi phí cho công tác tiếp thị và tiếp khách theo đúng quy định của công ty. Kiểm soát và báo cáo các chi phí bán hàng.
– Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng về các nội dung: vận chuyển, thời gian giao hàng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ. Phản ánh kịp thời các khiếu nại của khách hàng cho những đơn vị chịu trách nhiệm liên quan. công ty cầu trục
– Tổ chức thực hiện công tác bán hàng hiệu quả. công ty cầu trục
– Lập báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động kinh doanh. công ty cầu trục
– Phối hợp với Ban Lãnh đạo và phòng kế toán xây dựng hạn mức công nợ đối với từng khách hàng. Chịu trách nhiệm giám sát kế hoạch thu hồi công nợ và đốc thúc khách hàng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức an toàn, đảm bảo sử dụng hiệu quả dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cầu trục

C – Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất
– Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất tháng / quý / năm. Chuyển giao kế hoạch sản xuất cho phòng kỹ thuật và các phân xưởng để triển khai thực hiện. Giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, đôn đốc và lập các báo cáo về việc thực hiện tiến độ sản xuất. Xử lý những kế hoạch đặt hàng đột xuất.
– Thông báo kịp thời cho phòng kỹ thuật và các phòng quản lý sản xuất về những thay đổi liên quan đến yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.
– Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty hàng tháng, quý, năm trình Ban Giám đốc và đưa ra những đề xuất cần thiết để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
– Chuẩn bị dự thảo đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán.
– Phối hợp với phòng kế toán thực hiện các thủ tục mở tín dụng thư (L/C) để thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương (trong trường hợp có điều khoản thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ).
– Theo dõi và đôn đốc các nhà cung cấp trong quá trình thực hiện hợp đồng để đảm bảo hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp theo đúng tiến độ yêu cầu.

3 – PHÒNG KỸ THUẬT
3.1 Chức năng:
– Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất
– Quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị tại các dây chuyền sản xuất.
– Kiểm soát và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
– Nghiên cứu, đề xuất và xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất

3.2 Nhiệm vụ
 A – Công tác xây dựng và kiểm soát thực hiện công nghệ sản xuất
– Quản lý toàn bộ công nghệ sản xuất kết cấu thép của cầu trục, cổng trục, monorail của tất cả công đoạn sản xuất trong phạm vi công ty.
– Tổ chức nghiên cứu, thiết kế và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cầu trục, cổng trục; đề xuất các phương án lựa chọn thiết bị; hướng dẫn chuyển giao công nghệ; tham gia lập các dự án đầu tư mới, cải tạo hoặc mở rộng năng lực sản xuất của công ty.
– Nghiên cứu, đề xuất và đưa vào ứng dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao năng lực vận hành thiết bị, năng suất lao động.
– Tổ chức nghiệm thu, bàn giao, hướng dẫn và chuyển giao quy trình công nghệ và tài liệu kỹ thuật cho các bộ phận. Phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật cho các bộ phận.
– Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, phương pháp vận hành an toàn thiết bị, quy phạm kỹ thuật của máy móc, thiết bị tại các phân xưởng.
– Xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư, dụng cụ trong sản xuất; chuyển giao cho các phân xưởng và thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý khi có phát sinh.
– Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp an toàn kỹ thuật, giảm nhẹ cường độ lao động và cải thiện điều kiện của cán bộ công nhân viên, trình duyệt và tổ chức thực hiện.
– Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho cán bộ công nhân viên theo chuyên môn của phòng kỹ thuật.
– Tổ chức hướng dẫn về áp dụng quy trình công nghệ và sử dụng máy móc thiết bị.
– Kiểm tra, kiểm soát và báo cáo về công tác môi trường, trình ban giám đốc phê duyệt và gửi cho các cơ quan chức năng của nhà nước theo đúng yêu cầu của pháp luật

B – Công tác quản lý hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị
– Lập kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống dây chuyền, máy móc, thiết bị (trừ các thiết bị công nghệ thông tin) định kỳ hàng tháng/ quý/ năm để đảm bảo hệ thống dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất luôn vận hành an toàn và hiệu quả.
– Lập hồ sơ và lý lịch thiết bị, hướng dẫn vận hành, tổ chức kiểm định máy móc, thiết bị theo đúng các quy định của công ty và pháp luật.
– Xác định nhu cầu và lập kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị hàng tháng / quý / năm hoặc đột xuất để đảm bảo hoạt động sản xuất được ổn định và liên tục.
– Biên soạn, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình, hướng dẫn sử dụng các loại máy móc, thiết bị; hướng dẫn sử dụng an toàn dung môi, v.v. và phổ biến áp dụng.
– Tham gia điều tra nguyên nhân và lập biên bản sự cố hỏng hóc máy móc, thiết bị tại các phân xưởng, xác định nguyên nhân hư hỏng và đề xuất phương án xử lý / khắc phục các sự cố máy móc, thiết bị: sửa chữa, thay thế hoặc thuê ngoài.
– Tổ chức thực hiện việc sửa chữa hoặc bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc, thiết bị.
– Theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động toàn bộ các thiết bị, máy móc theo chu kỳ bảo dưỡng do bộ phận sản xuất khuyến cáo. Thống kê thời gian và hiệu quả sử dụng của máy móc, thiết bị của công ty.
– Kiểm tra hồ sơ, giám sát kỹ thuật thi công và lắp đặt thiết bị của các đơn vị bên ngoài trong suốt quá trình họ thi công và lắp đặt thiết bị tại công ty.
– Tham gia đánh giá trình độ chuyên môn về kỹ thuật thông qua các hình thức tuyển chọn, thi nâng bậc như ra đề thi, phỏng vấn ứng viên tuyển dụng, đề xuất cho ban lãnh đạo lựa chọn đúng người vào các vị trí công ty cần tuyển dụng.
– Tham gia hồ sơ đấu thầu về vấn đề pa-lăng, cầu trục, cổng trục, thiết bị nâng hạ và phụ kiện (khi được yêu cầu).
– Tư vấn cho ban giám đốc về công nghệ và đề xuất phương án mua sắm thiết bị.

C – Công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm
– Nghiên cứu, xây dựng và cập nhật hệ thống các tiêu chí kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm. Phổ biến cho các đơn vị có liên quan và kiểm soát việc áp dụng.
– Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng trong suốt toàn bộ quá trình sản xuất (nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm sau từng công đoạn sản xuất, thành phẩm) để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.
– Phối hợp và khắc phục phòng ngừa các lỗi chất lượng sản phẩm phát sinh trong quá trình mua hàng (đầu vào), trong quá trình sản xuất và sau bán hàng.
– Tham gia cập nhật, sửa đổi và bổ sung kịp thời những tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt liên quan tới các quá trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị.

4 – NHÀ MÁY SẢN XUẤT

4. 1.Mô tả sơ đồ tổ chức :
Xưởng sản xuất chia làm các phân xưởng và bộ phận sau :
-Ban Quản đốc xưởng
-Tổ Phôi
-Tổ Cơ khí
-Tổ Hàn
-Tổ Sơn
– Tổ Điện
-Tổ lắp đặt
– Tổ sửa chữa bảo trì.

4.2- Nhiệm vụ:
– Ban Quản đốc phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi tiến độ đơn hàng, sắp xếp, bố trí công việc cho các tổ trưởng các tổ. Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp công nhân khi các tổ trưởng vắng mặt .Tham mưu cho giám đốc về việc thuyên chuyển ,sa thải công nhân trong trường hợp cần thiết. Đảm trách các công việc cần giải quyết trong xưởng mình ví dụ: thiết lập qui trình công nghệ gia công cho một chi tiết hợp lý nhất, hướng dẫn cho công nhân cách pha chế hỗn hợp sơn,.. hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới về Thiết bị máy móc,dây chuyền công nghệ, an toàn lao động, nội qui lao động cơ bản để sản xuất một công đoạn cụ thể.
– Các tổ trưởng bộ phận có trách nhiệm điều phối , giao việc cho từng công nhân tại tổ của mình .Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về việc đề xuất khen thưởng, tăng lương…hoặc thuyên chuyển ,sa thải những công nhân làm việc chưa phù hợp với công việc hoặc không đạt hiệu quả công việc.Trực tiếp tham gia sản xuất, hướng dẫn trực tiếp cho công nhân về cách vận hành máy, cách gia công, chế tạo chi tiết công ty cầu trục

 5 – PHÒNG KẾ TOÁN – HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
5.1 – Kế toán:

Chức năng, nhiệm vụ:
– Theo dõi kiểm soát các hoạt động tăng, giảm tiền và kiểm soát tồn tiền tại quỹ tiền mặt và tại ngân hàng. Lập báo cáo thu chi gửi gám đốc
– Thu thập các Hóa đơn chứng từ đầu ra/ đầu vào làm căn cứ kê khai thuế hàng tháng/quý/quyết toán thuế cuối năm: Báo cáo về thuế GTGT, TNDN, Thuế TNCN, Tình hình sử dụng Hóa đơn. Lập Báo cáo Tài chính cuối năm.
– Tính lương và trả lương theo Quy định của cty dựa trên Bảng chấm công, Hợp đồng lao động công ty cầu trục
– Lập Hóa đơn bán hàng, theo dõi và tổng hợp số lượng hàng bán được để lập các Báo cáo về tình hình bán hàng, Tình hình tăng giảm của HH theo yêu cầu quản lý công ty
-­ Theo dõi các Khoản Công nợ phải thu của Khách hàng, phải trả Nhà cung cấp. Đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng Nhà cung cấp, thu hồi công nợ công ty cầu trục
– Theo dõi tình hình biến động Nhập – xuất của vật tư, hàng hóa. kiểm kê và quản lý tài sản trong kho.
– Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của các kế toán thành viên. Tổng hợp số liệu Báo cáo của những kế toán phần hành mục đích để ghi sổ sách, làm các báo cáo tổng hợp cuối kỳ công ty cầu trục
– ­ Xây dựng ­ tổ chức, quản lý hệ thống bộ máy kế toán. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc liên quan đến kế toán trong công ty chất lượng cao
5.2 –  Hành Chính Nhân Sự
Chức năng, nhiệm vụ:
– Tham gia việc hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phù hợp với các định hướng, chiến lược và mục tiêu phát triển của công ty.
– Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự nhằm cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh, định hướng và chiến lược của công ty.
– Tổ chức và phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác đào tạo, tái đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng cho người lao động.
– Tổ chức giám sát việc thực hiện các chính sách, quy định và nội quy của công ty.
– Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp nhằm khuyến khích và động viên người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
– Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty.
– Tổ chức xây dựng cơ cấu tổ chức của toàn công ty, của các đơn vị và tổ chức thực hiện.
– Thực hiện việc cung cấp và kiểm soát các dịch vụ hành chính văn phòng để đảm bảo tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định, thông suốt và hiệu quả công ty cầu trục
– Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của công ty, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, sức khỏe lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong phạm vi công ty.
– Hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và đóng vai trò là cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao động trong công ty.

6 – PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ
– Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và đánh giá năng lực nhà cung cấp. Quản lý nhà cung cấp
– Tìm kiếm và cập nhật thông tin về các nhà cung cấp mới có đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu hàng hóa hoặc dịch vụ để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh.công ty cầu trục
– Cập nhật danh mục hoặc cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp tiềm năng.
– Tiếp nhận và tổng hợp nhu cầu mua hàng từ các đơn vị. công ty cầu trục
– Kiểm tra, đối chiếu với danh mục nguyên vật liệu tồn kho để xác định lượng nguyên vật liệu có sẵn và lượng nguyên vật liệu cần mua bổ sung. công ty cầu trục
– Tìm kiếm nhà cung cấp, lấy báo giá, tổng hợp báo giá và trình duyệt. công ty cầu trục
– Tham gia xem xét, lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, thiết bị.
– Đàm phán với các nhà cung cấp để đạt được giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, điều khoản bảo hành, v.v. phù hợp nhất. công ty cầu trục
– Kiểm tra các điều khoản để đảm bảo chặt chẽ về tính pháp lý của hợp đồng; trình ban giám đốc phê duyệt và gửi cho các nhà cung cấp. công ty cầu trục
– Tiếp nhận hàng về và kiểm tra hàng hóa xem có đáp ứng đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, số lượng, xuất xứ, , v.v. như đã quy định trong hợp đồng. công ty cầu trục
– Phối hợp với bộ phận kho để làm thủ tục nhập kho và cấp phát hàng hóa.
– Tập hợp toàn bộ chứng từ mua hàng và chuyển cho phòng kế toán để hoàn tất các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp đúng với điều khoản thanh toán trong hợp đồng công ty cầu trục 

Bình luận